Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

CHIẾT TỰ CHỮ "LỢI" (利)



Chữ LỢI 利 là một chữ hội ý kết hợp trái phải, bao gồm bộ HÒA (cây lúa) và bộ ĐAO(con dao). Chữ hòa vẽ lại cảnh hớn hở của người nông dân khi đến mùa thu hoạch hoa màu. Sau những tháng ngày vật vả chăm bón và chờ đợi cuối cùng cũng đến lúc người nông dân thu lại lợi phẩm do chính mình làm ra. Chữ LỢI với bộ HÒA hợp với bộ ĐAO  là biểu tượng của cảnh thu hoạch đang diễn ra. Người ta dùng liềm để gặt những bó lúa nặng trĩu hạt. Nhũng bó lúa này là thành quả lao động, là mô hôi, công sức và là ân phúc của thần linh như quan niệm của người xưa.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "LỄ" (禮)



Chữ “Lễ” () bao gồm chữ “Kỳ” (, – Thần đất, biểu thị) cùng với chữ “Phong” ( – phong phú) tổ hợp thành. “Phong” () còn có một nghĩa nữa, đó là chỉ loại khí cụ được sử dụng trong các nghi lễ cúng tế thời xưa để biểu đạt thành ý và sự tôn trọng đối với các vị Thần.

*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "KHÁN" (看)



Chữ KHÁN 看 về mặt cấu tạo là một chữ hội ý, kết cấu trên dưới. Chữ được tạo bởi bộ THỦ (tay) ở phía trên, kết hợp với bộ MỤC(con mắt) ở dưới. Tính chất hội ý của của chữ  dùng tay che phần trên mắt để nhìn. Khi cần quan sát một vật ở xa, để quan sát được dễ hơn người ta thường có thêm động tác dùng tay che phần trên của mắt. Việc làm này giúp mắt có thể tập trung vào một điểm, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng phía trên, giống như khi người ta sử dụng một ống nhòm đơn giản vậy. Từ việc ghi lại thói quen này ở con người, người ta đã tạo ra chữ KHÁN với nghĩa là xem, nhìn như trong từ khán giả, khán thính phòng.

*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "BÌ" (皮)



Chữ BÌ là một chữ hội ý, trong kim văn miêu tả một bàn tay đang lột da một con thú, chữ lúc đầu có nghĩa là lột da nhưng sau đó nó chủ yếu dùng với nghĩa là lớp da hay lớp vỏ ngoài của động vật. Ngoài ra, cũng dùng để chỉ vẻ bề ngoài của một người như trong từ “bì tướng皮相 bề ngoài, biểu diện, ngoại mạo.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "ÁI" (愛)


Chữ Ái(愛)ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm (心) (con tim) và chữ thụ (受) (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Tuy nhiên trong chữ giản thể ngày nay, chữ Ái này đã bị mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.
Sự biến đổi của từ “Ái” trong chữ giản thể và chữ phồn thể
Trên thực tế trong quá trình chuyển giao sang thời kỳ hiện đại, Trung Quốc đã xảy ra một biến hóa lớn. Sau Cách mạng văn hóa, các giá trị truyền thống của nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm đã bị bóp méo và thay thế một cách không thương tiếc.Điều đó cũng thể hiện ngay trong chính chữ Hán giản thể. Loại chữ hiện đại này đã làm mất đi các yếu tố tượng hình, ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại. Trong khi chữ Hán phồn thể bao hàm tư tưởng và văn hóa truyền thống của Trung Hoa thì chữ giản thể lại không làm được như thế.

*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "NGHĨA" (義)


Phân tích chữ Nghĩa 義 thấy có hai phần:
Phần trên là chữ Dương 羊 là con dê, phần dưới là chữ ngã 我 là ta . Dê là một trong ba con vật người xưa thường đem ra tế Thần linh, tế cả Trời đất nữa, như Đàn Nam-giao còn dấu tích, hình ảnh nơi Cung Đình Huế còn đó. Ba con vật đem tế sống như vậy gọi là Tam sanh: Trâu, Dê, Heo. Mỗi một vật này nó phải chịu hy sinh mạng sống thay cho giống loại của nó mà cúng tế, đó là một việc làm có ân nghĩa vậy: tức là tinh thần Hiến dâng. Còn chữ Ngã là ta đặt ở dưới sự hy sinh, tức là tinh thần phụng sự. Thế nên khi hai chữ này đặt lên nhau thành ra chữ NGHĨA 義 là một đức tính cao đẹp, nó gồm đủ tính cách Hiến dâng và Phụng sự.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "HUỲNH" (螢)


Huỳnh  là con đom đóm. Chữ được kết hợp bởi chữ Viêm phía trên là ánh lửa bốc lên, đốt cháy, bừng lên...Bộ Mịch là bao trùm, trùm lên.. và bộ Trùng là côn trùng, sâu bọ. Một loại côn trùng được bao phủ bởi những đốm lửa sáng chỉ có thể là đom đóm


*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "TIÊN" (仙)


Chữ TIÊN - nghĩa là người cõi tiên, người đã tu luyện. Về cấu tạo, là một chữ hội ý kết cấu trái phải, bên phải là chữ Nhân bên trái là chữ sơn (núi). Theo quan niệm của người trung quốc xưa những người sống trên núi cao, nơi cách biệt với thế giới con người thì thường là bậc kỳ tài hay là Tiên nhân.
"Một người lên núi tu tiên
Nhân sơn ghép lại chữ TIÊN tạo thành".



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "NGỘ" (悟)


Nội hàm của chữ 悟 “Ngộ”

Vào thời cổ đại, con người miêu tả cuộc sống như một giấc mộng. Ngay cả giáo lý Phật gia cũng cho rằng chỉ duy nhất việc tu luyện mới có thể thực sự đánh thức con người khỏi giấc mộng. Do đó, việc thức tỉnh của con người chính là Ngộ hay Giác Ngộ.

Chữ 悟(ngộ)được cấu thành bởi hai phần là chữ 忄(tâm) và chữ 吾 (ngô). Chữ 忄(tâm) biểu thị cho trái tim và chữ 吾/wú/ (ngô) là bản ngã. Do đó 悟 (ngộ) có nghĩa là tận trong tim của một người hiểu được bản ngã chân chính và bản chất của sự vật trong cái nhìn bao quát. Thức tỉnh từ những giấc mơ hàng ngày là ngụ, và biểu tượng thì khác hẳn 寤.

Bạn có biết 悟 (ngộ) đóng một vai trò then chốt trong màn vũ Tôn Ngộ Không trong Tây Du Kí. Trên hành trình của mình, thầy trò Ngộ Không đã phải chiến đấu chống lại vô vàn yêu quái giả trang. Nhưng họ đều là những người tu luyện Phật Pháp, thông qua ngộ mà thấy được bản chất thực sự của những yêu tinh này và vượt qua hết thảy khổ nạn.

*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "MỤC" (牧)


Chữ Mục 牧 (chăn dắt) được hợp từ 2 bộ thủ là Ngưu 牛 và攵 Phộc (ngọn roi, đánh ) , thể hiện sinh động khả năng thuần phục Trâu bò làm vật nuôi. Trâu bò hoang dã thuộc loại thú tuy là động vật ăn cỏ nhưng rất hung dữ, con người thuần phục nó lúc đầu dựa vào sức mạnh. Ngọn roi thể hiện sự áp đảo của con người, điều chỉnh hành vi của con vật theo ý muốn của con người.
VD : du mục 遊牧 • giám mục 監牧• mục đồng 牧童.


*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "MANH" (氓)


Nếu hoàn cảnh không tốt sẽ ảnh hưởng đến con người, bản tính hiền lành lương thiện có thể bị mai một, chữ Manh 氓 là một ví dụ điển hình.
Manh 氓 là một chữ hội ý kết cấu trái phải, gồm 2 bộ thủ tạo thành,trong đó Vong 亡 nghĩa là mất và Dân 民 nghĩa là người dân. Nghĩa ban đầu của Manh 氓 là người dân không có việc làm sống du thử du thực. trong quá trình tha hương mưu sinh của mình,cuộc sống khốn khó, con người rất có thể có những hành vi bất chính. Cổ nhân có câu “cơ hàn thiết thân, bất cố liêm xỉ” hay “đói ăn vụng, túng làm liều”. Do đó chữ Manh 氓 lại phát triển thành nghĩa là trộm cắp, lưu manh, bất chính,…
Cũng có tài liệu phân tích Manh 氓 gồm Vong 亡 là mất và Dân 民 nên chữ manh mang nghĩa là những kẻ không còn là công dân hay mất quyền công dân. Thực tế đây chỉ là cách nhớ vui không nói lên nguồn gốc ý nghĩa thực sự của chữ Manh.


*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "THÊ" (妻)

Nam nữ lớn lên, đến tuổi kết làm vợ chồng là đạo lý thông thường của làm người. Dưới chữ thê (“妻” ) là chữ nữ (“女” ) cầm trong tay một chiếc chổi, cho nên, người vợ phải là người quán xuyến, lo toan công việc trong nhà. Đây cũng là quan niệm của người trung quốc xưa, người vợ chăm lo con cái, quán xuyến công việc gia đình cho chồng yên tâm lo những công việc lớn hơn.
Thời cổ đại, người phụ nữ đòi hỏi phải “tam tòng”, ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết thì theo con. Việc người phụ nữ theo người đàn ông mà nói cũng không phải là một loại quyền uy của người đàn ông mà là một loại trách nhiệm. Loại trách nhiệm này không chỉ thể hiện trong đời sống vật chất mà còn bao hàm cả về mặt tinh thần.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "NAM" (男)


Xã hội nhân loại do hai loại tính (giống) tạo thành. Nam (男, đàn ông) là chữ Hội Ý, do chữ lực (力) và điền (田) ghép thành. Ý chỉ, người đàn ông phải có khí lực, sức khỏe, siêng năng lao động (làm ruộng). So với phụ nữ, thì đàn ông phải gánh vác những công việc nặng nhọc, to lớn hơn.

*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "THẦN" (臣)


Chữ Thần 臣 (bề tôi) là một chữ tượng hình, theo cách giải thích của người Đường Hán, tác giả cuốn "Mật mã chữ Hán” thì “chữ Thần 臣 trong giáp cốt văn và kim văn giống như hình con mắt đứng thẳng, khi người ta ngẩng đầu lên, nếu nhìn nghiêng sẽ thấy vị trí của mắt trong trạng thái dựng đứng , là biểu tượng người đang quỳ gốì, tuân thủ lệnh truyền, thể hiện sự thần phục”
Về nghĩa gốc Thần có nghĩa là nô lệ nam giới. Cách xưng gọi trong xã hội cũ quy định, nam tự xưng là thần, nữ tự xưng là thiếp, cũng xuất phát từ nghĩa gốc này. Các từ ghép Thần dịch, thần phục, thần dân... đểu có nghĩa liên quan đến sự tuân thủ phụng sự, chịu sự thống trị...
Nguyên tắc lịch sự trong xưng hô của người Hán là “tôn hô khiêm xưng”, hạ thấp mình và đề cao ngưòi khác chính là chuẩn mực lịch sự của người Trung Quốc. Do đó, xưng hô trong tiếng hán cổ đại có xuất hiện cặp : Quân –Thần và Quân –Thiếp.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "SẦU" (秋)


Chữ THU kết hợp với chữ TÂM tạo thành chữ SẦU  với kết cấu trên dưới, tính chất hội ý của nó là tình thu, ý thu.
Trong niềm vui mùa về, người ta không khỏi có chút bâng khuâng vương vấn trước khoảnh khắc giao mùa. Với những nước khí hậu nhiệt đới , một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ nóng nực qua đi cho mùa đông lạnh giá tới. Giữa khoảng hạ chí và đông chí sẽ là mùa thu mát mẻ. Mùa thu đến bất chợt với không gian mát mẻ, bầu trời như cao xanh hơn, nước như trong hơn. Vương Bột trong bài Đằng vương các tự đã miêu tả mùa thu bằng mười bốn chữ, “ lạc hà giữ cô vụ tề phi, thu thủy công thường thiên nhất sắc”. Mười bốn chữ miêu tả ngắn gọn, đầy hình ảnh chan chứa tình, thu về với bao cảm xúc. Không gian như rộng mở, con người càng cảm thấy nhỏ nhoi trống trải, vì vậy mà đượm buồn. Cũng có lẽ vì thế mà trong thơ ca, mùa thu, nhất là chiều thu thường là hình ảnh ước lệ để diễn tả tâm trạng bâng khuâng, nỗi buồn man mác của con người.


*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

CHIẾT TỰ CHỮ "THU" (秋)


Chữ THU 秋 là chữ hội ý kết cấu trái phải, một bên là bộ HÒA禾 (cây lúa), một bên là bộ HỎA 火 (lửa). Sau thời ký sinh trưởng và phát triển, cây cối đơm hoa kết trái và bước vào độ chín. Mùa thu về dưới sắc vàng của ánh nắng mặt trời, bông lúa chín ngả màu vàng, lá cây ngả màu vàng, màu vàng như màu lửa, gợi cảm giác ấm cúm đầy đủ. Chữ THU 秋 với sự hội ý của HÒA và HỎA có sức gợi tả sinh động, khiến người ta hình dung ra cảnh đồng quê tràn ngập ánh vàng của mùa màng, của cỏ cây hoa lá sau chu kì sinh sôi nảy nở.
Cũng có lý giải chữ THU dựa vào tập quán trồng cấy của người dân. Khi mùa về người ta thu hoạch lấy hạt để dùng và làm hạt giống. Phần rơm rạ thì người ta đốt đi để chuẩn bị gieo trồng vụ mùa sau. Dù hiểu theo cách nào thì mua thu cũng gắn liền với văn hóa nông nghiệp, sự tri nhận về đặc thù của cảnh sắc thu và tập quán gieo trồng của người Trung Quốc cổ đại.
Xuân là mùa gieo trồng , thu là mùa thu hoạch. Trước thời Tây Chu, người ta chỉ chia một năm thành hai mùa, mùa xuân và mùa thu. Chính vì vậy sử biên niên nước lỗ còn gọi là Xuân Thu. Hơn thế nữa trong văn học chữ THU 秋 còn có nghĩa là năm, ví dụ như trong từ "thiên thu".


*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "TƯỚNG" (相)


Chữ TƯỚNG 相 là một chữ hội ý kết cấu trái phải. Trong đó MỘC 木 là cây, MỤC 目 là mắt. Tính chất hội ý của hai bộ này là sự tái hiện sinh động tập quán sinh hoạt của người trung quốc xưa.
Cách hiểu thứ nhất cho rằng, khi con người sinh sống dựa vào rừng cây, cây là lá chắn của họ. Người ta ẩn sau gốc cây to, dùng mắt quan sát, nếu có thức ăn và cảm giác an toàn thì tiếp tục tiến lên để giành lấy, nếu thấy kẻ thù thì ẩn mình để bảo toàn tính mạng. Lại có cách lý giải thứ hai cho rằng TƯỚNG 相 là sự thể hiện ngắn gọn nhất của con người khi đã biết dựa vào rừng, khai thác tài nguyên phục vụ đời sống. MUC 目 và MỘC 木 hợp lại với ý nghĩa con người với thị giác đo lường, đánh giá lựa chọn gỗ, khai thác gỗ để sử dụng cho mục đích của mình.
Dù lý giải bằng cách nào chữ TƯỚNG 相 cũng phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, và đặc biệt thể hiện khả năng nhận thức thế giới, biết tranh thủ môi trướng sống phục vụ đời sống của mình.
Chữ TƯỚNG 相 từ nghĩa là quan sát, phát triển thành nghĩa hình hài, tướng mạo, phụ tá. Từ đó có thêm âm đọc thứ hai là TƯƠNG biểu thị ý nghĩa quan hệ qua lại như trong các từ tương tác, tương phản, tương đồng,…

CHIẾT TỰ CHỮ "HƯƠNG" (香)


Chữ HƯƠNG 香 là chữ hội ý kết cấu trên dưới, gồm bộ HÒA禾 (cây lúa) và bộ CAM 甘 (ngọt) tạo thành (xem kim văn và triện văn để thấy rõ chữ “cam”). Người dân trung quốc trồng và chế biến ngũ cốc. Dù chế thành rượu hay nấu thành cơm, ngũ cốc đều có hương vị thơm ngọt. Người ta cảm nhận, thưởng thức thành quả lao động nông nghiệp của mình bằng khứu giác và vị giác. Thành quả lao dộng được kết tinh lại thành những hạt gạo hương thơm, vị ngọt nuôi sống con người.
Trải qua quá trình phát triển, chữ HƯƠNG 香 hiện nay vẫn còn giữ nguyên bộ HÒA 禾 phía trên, chữ cam phía dưới đổi thành chữ NHẬT日(mặt trời). Tính chất hội ý của chữ HƯƠNG 香 (hòa 禾 + nhật日) sẽ là hoa lúa phơi dưới nắng, tỏa mùi hương thoang thoảng. Đó là hương thơm mà ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận khi mùa về “nắng thơm rơm mới, đồng quê gặt mùa”.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "VƯƠNG" (王)


Truyện xưa kể rằng, Một hôm vua Càn Long chán cảnh cung cấm đi ra ngoài thành dạo chơi, cũng đi lang thang thế nào mà gặp đám người đang túm tụm bàn bạc hỏi ra mới biết họ đang xem Chiết Tự. Càn Long ta vốn không thích bói toán, thấy trong kinh thành lại có người đang ngồi xem Chiết Tự bụng bảo dạ phen này phải cho lão thầy bói này 1 trận để rồi ra cáo thị dẹp những trò mê tín dị đoan. Nghĩ rồi Càn Long ta rẽ đám đông bước đến trước mặt thầy Chiết Tự. Không nói gì Ngài chỉ cầm que vạch xuống đất 1 vạch rồi bảo thầy Chiết tự xem. Thầy Chiết tự vừa nhìn xuống đất đã mình mẩy run lập cập người toát mồ hôi quỳ ngay xuống đất miệng hô vạn tuế. Càn Long giật mình nâng thầy Chiết tự lên hỏi sao lại nói thế. Thầy Chiết tự lúc đó mới đưa vạt áo lên nói đường mà ngài vạch xuống đất kia chẳng phải là chữ NHẤT đó sao? Càn Long còn đang gật gù thì thầy Chiết tự đã tiếp luôn chữ NHẤT là VƯƠNG bỏ THỔ (一为王除土)。 Ngài đích thị là đương kim hoàng thượng đi vi hành. Càn Long không nói được câu gì thêm mà bỏ đi luôn. . . .
Câu chuyện trên chỉ đơn thuần giúp chúng ta dễ nhớ mặt chữ, còn ý nghĩa thực sự ẩn sau chữ Vương là gì ?
Chữ VƯƠNG 王 là một chữ hội ý, nét sổ ở giũa kết nối ba nét ngang, thứ tự từ trên xuống dưới mỗi nét ngang là biểu trưng lần lượt là thiên, nhân và địa, cũng có nghĩa là kết nối tam tài, gồm thiên tài, địa tài, và nhân tài. Nói cách khác đó là hình ảnh biểu trưng về một con người, trên thông thiên văn , dưới tường địa lý, giữa hiểu việc đời.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "TOÁN" (算)


Chữ TOÁN 算 là một chữ hội ý, bao gồm trên cùng là bộ TRÚC ⺮ (tre, trúc), bộ MỤC 目 (con mắt) và bộ CỦNG 廾 (đôi tay). Tính chất hội ý của ba bộ thủ cấu tạo nên chữ này chỉ hành động phối hợp của đôi tay và mắt, khi thực hiện phép tính trên bàn tính làm bằng khung tre trúc ngày xưa. Các loại bàn tính như thế này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Bàn tính được làm bằng khung tre với các hạt trượt trên dây trong khi những bàn tính ban đầu chỉ là hạt đậu hoặc đá di chuyển trong rãnh trên cát hoặc bàn gỗ, đá hay kim loại. Khi thực hiện các phép tính trên những bàn tính dạng này, mắt và tay phải phối hợp nhuần nhuyễn, như thế thì pháp tính mới chính xác, tốc độ tính toán cũng được tăng lên.

CHIẾT TỰ CHỮ "NGHIÊN" (研)


Chữ NGHIÊN 研 là một chữ hội ý kết cấu trái phải, gồm bộ THẠCH 石 (đá) và KHAI 开 (mở ra) hợp thành. Tính chất hội ý của chữ NGHIÊN 研 là mở viên đá ra để thấy bí ẩn trong lòng nó. Để lĩnh hội ý nghĩa của chữ NGHIÊN 研 xin được trích lại câu chuyện Hòa Thị khóc ngọc. Truyện kể rằng vào thời chiến quốc, có một người nước Sở tên là Hòa Thị. Một hôm vào rừng, Hòa Thị nhặt được một viên đá quý trong núi. Hòa Thị cho rằng ở trong viên đá có một viên ngọc sáng. Ông bền dâng viên đá lên Sở Lệ Vương. Lệ vương cho người kiểm tra viên đá và kết luận rằng, đó chỉ là một viên đá bình thường mà thôi. Lệ vương tức giận, cho người nghiền nát chân trái Hòa Thị. Sau khi Lệ Vương qua đời, Vũ Vương lên ngôi, Hòa thì lại một lần nữa dâng viên đá này cho Vũ vương. Vũ vương cho người xem viên đá, kết quả vẫn không tìm thấy chân giá trị trong viên đá. Hòa Thị lại bị Vũ Vương nghiền nát chân còn lại. Về sau đến khi Văn Vương lên ngôi, Hòa thị đã ôm viên đá quý khóc suốt ba ngày ba đem dưới chân núi Sở, đến nỗi chảy cả máu mắt. Chuyện đến tai Văn Vương. Văn Vương cho người am hiểu về ngọc quý mở viên đá này ra, quả nhiên trong lớp vỏ ngoài của viên đá là một viên ngọc quý. Người đời sau gọi viên đá ấy là Hòa Thị bích.
Từ câu chuyện thú vị ấy cho phép ta lý giải rằng, phàm là việc nghiên cứu, đều phải dày công tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, phát hiện mối tương tác giũa các sự vật hiện tượng. Ý nghĩa biểu ý của chữ NGHIÊN ban đầu chính là việc mở viên đá ra. Chỉ có mở viên đá ra mới có thể nhìn thấy bên trong nó là gì. Lệ Vương và Vũ Vương do không hiểu được cái lễ “khai thạch vi nghiên” nên đã xử oan cho người lương thiện, khiến người có công thành kẻ có tội.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "XUYẾN" (串)


CÂU CHUYỆN QUÁ HAY VỀ CHỮ "XUYẾN"
Câu chuyện hai người cùng viết chữ “串” (Xuyến) nhưng có tương lai trái ngược nhau :
Ngày xưa có một thư sinh, trước khi đi thi đã đến nhà một vị tiên sinh đoán chữ nổi tiếng để hỏi về đường công danh của mình sau này sẽ ra sao. Khi đến nhà vị tiên sinh đoán chữ này, thư sinh ấy đã gặp một thư sinh khác cũng đến hỏi.
Vị tiên sinh đoán chữ ấy bảo thư sinh này viết một chữ bất kỳ. Thư sinh liền đặt bút viết lên chữ “串” (Hán việt: Xuyến, có nghĩa là xuyên suốt).
Vị tiên sinh đoán chữ chúc mừng anh ta và nói: “Thư sinh thậm chí đỗ của hai kỳ thi liền! Bởi vì trong chữ Xuyến “串” có hai chữ Trúng “中””. (Chữ “中”, Hán Việt ngoài âm “Trung” còn có âm “Trúng”, có nghĩa là đỗ, khảo trúng).
Thư sinh kia cũng đặt bút viết lên chữ Xuyến “串”, giống hệt như vị thư sinh ban nãy và thỉnh mời tiên sinh đoán chữ. Tiên sinh đoán chữ nói rằng: “Không hay rồi! Thư sinh chẳng những không có hy vọng gì trong kỳ thi này, mà e rằng trong người còn có bệnh nặng rồi!”.
Thư sinh này khó hiểu, không phục nói: “Tại sao cùng viết một chữ mà kết quả lại khác nhau quá như vậy?”
Tiên sinh đoán chữ nói: “Thư sinh vừa nãy hạ bút viết chữ là trong lòng không có toan tính gì, vô tâm mà viết nên có thể thi đỗ cả hai kỳ thi liền. Còn thư sinh là cố tình, cố tâm mà viết, nên chữ Xuyến “串” có thêm chữ Tâm “心” sẽ thành chữ Hoạn “患” (Hán Việt: Hoạn, có nghĩa là hoạn nạn, bệnh tật), cho nên thư sinh là đang có bệnh rồi!”.
Về sau, những lời tiên đoán của vị tiên sinh này quả nhiên hoàn toàn linh nghiệm!



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ HÁN "TỬU" (酒)


Chữ TỬU 酒 là chữ hội ý kiêm hình thanh kết cấu trái phải, Bao gồm bộ THỦY 氵 (nước) bên trái và Chữ DẬU 酉 bên phải hợp thành. Thực ra chỉ riêng chữ DẬU 酉 đã mang nghĩa là rượu (chữ dậu sau này được dùng là một trong thập nhị chi), khi kết hợp với bộ THỦY 氵 càng làm rõ tính chất vật lý của rượu là một loại chất lỏng. Chữ DẬU 酉 vốn là chữ tượng hình vẽ lại bình rượu bên trong chữa lưng chừng rượu. Với tư cách là bộ thủ biểu nghĩa tạo chữ hán (trong chữ 酒 còn biểu thị âm đọc), bộ DẬU có nghĩa là rượu hoặc những gì liên quan đến rượu. Nó xuất hiện trong chữ TỈNH 醒 (tỉnh táo), đồng thời cũng xuất hiện trong chữ TÚY 醉 (say). Điều đó đã phản ánh tính chất hai mặt của rượu. Rượu có thể làm cho người ta say, cũng có thể làm người ta tỉnh. Chính vì vậy rượu trong đời sống xã hội cũng có tính hai mặt. Đối với tín ngưỡng, tế lễ , thờ cúng thì phi tửu bất thành lễ (tế lễ nhất thiết phải có rượu). Bạn bè giao lưu lấy rượu làm chất xúc tác để thổ lộ nỗi niềm tri âm. Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu (bạn bè tri âm lâu ngày gặp nhau, uống ngàn chén e còn chưa đủ). Rượu xuất hiện trong những buổi tiệc chia li, khắc sâu niềm thương nhớ, thể hiện lòng nhiệt thành của người ở lại với người ra đi. Rượu là người bạn giải sầu khi thất bại, mặc dù càng uống càng tỉnh càng thấm thía, lại càng buồn thêm. Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu. Rượu cũng làm cho niềm vui nhân đôi mỗi khi thành công, được bạn bè, người thân nâng cốc chúc mừng. Ngoài ra còn hàng loạt chữ khác như chữ TÙ 酋 (bình đựng rượu lâu năm, sau chuyển thành nghĩa người đứng đầu bộ lạc – Tù Trưởng). Chữ THÙ 酬 (nâng chén đáp lại người), TẠC 酢 (nâng chén mời người)… đều liên quan đến rượu. Điều đó chứng tỏ ở Trung Quốc đã có một nên văn hóa rượu từ lâu đời.


*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "MINH" (盟)


Chữ MINH 盟 là một chữ hình thanh kết cấu trên dưới. Trong đó, chữ MINH 明 (sáng) phía trên có tác dụng biểu thị âm đọc, ý nghĩa của chữ nằm ở bộ MÃNH 皿 (cái bát). Chữ MINH 盟 có liên quan đến nghi thức “cắt máu ăn thề “ ngày xưa. Đây là nghi thức để kết tình huynh đệ. Những người đàn ông gồm 2 hay nhiều hơn tuy không có quan hệ anh em máu mủ, họ hàng nhưng có quan hệ mật thiết, thân tình với nhau như những người anh em thật sự bằng những lời tuyên thệ kết nghĩa với nhau. Trong những buổi lễ, sẽ có nghi thức cắt máu ăn thề, vái trời đất hoặc trao các tín vật làm tin. Đặc biệt là nghi lễ cắt máu ăn thề để chứng tỏ một lời thề máu, máu của mỗi người được trộn lẫn vào nhau, có thể rỏ vào rượu để uống. Máu thể hiện trái tim , tấm lòng của con người, khi máu hòa quyện với nhau thì những người bạn tuy hai mà lại một, không đồng sinh nhưng thề đồng tử, sống chết có nhau. Chữ MINH trong thể triện văn còn có thêm hình ảnh con dao đặt trên miệng chén, hình ảnh này càng làm rõ thêm nhận định trên. Như vậy, MINH 盟nghĩa gốc là nghi thức kết tình huynh đệ bằng việc cắt máu ăn thề. sau này phát triển nghĩa mở rộng chỉ sự kết giao giữa các quốc gia hay các tổ chức như trong từ đồng minh quốc, liên minh.

*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

CHIẾT TỰ CHỮ "TÚ" (秀)


Chữ TÚ 秀 là một chữ hội ý kết cấu trên dưới, gồm hai bộ thủ HÒA 禾 (cây lúa) và NÃI 乃 (trong cổ văn nghĩa là sữa) tạo thành. Xuất phát từ một nước nông nghiệp, cuộc sống của người dân Trung Quốc gắn liền với ruộng đồng cây lúa. Trong hệ thống chữ hán không chỉ có bộ MỄ 米 và ĐIỀN 田 xuất hiện với tần số lớn, bộ HÒA 禾 (cây lúa) cũng rất thường gặp. Đúng riêng lẻ, HÒA 禾 là một chữ đơn, là cách viết thu gọn của chữ THỬ 黍 (cây lúa). Chữ NÃI 乃 trong cổ văn vốn là chỉ bầu sữa, chữ NÃI 奶 ban đầu có thêm bộ nữ chỉ về sữa. về sau có từ nãi nãi 奶奶 chỉ bà nội, dùng trong khẩu ngữ, tồn tại song song với tổ mẫu dùng trong văn viết.
Kết hợp ý nghĩa của hai bộ thủ HÒA 禾 và NÃI 乃, chữ TÚ 秀 ban đầu chỉ ý cây lúa đang thời kỳ làm đòng, trổ bông, bông hoa lúa lúa khi bắt đầu hình thành được bao bọc bởi một chiếc lá dài, nhụy hoa dần dần trở thành những hạt lúa non ngậm đầy sữa. Sau khi lúa trổ bông một thời gian, chín và trở thành những bông lúa hạt tròn, mẩy, chắc. Chữ TÚ 秀 với nghĩa ban đầu là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của cây lúa hút nhựa đất mà thành, phát triển thành các nghĩa khác như tốt đẹp, ưu việt , xuất chúng,… như trong các từ ưu tú, thanh tú, cẩm tú, tú tài,…
Ruộng lúa đến kỳ trổ bông, vô số những bông lúa đồng thời bật lên, bông hoa lúc ban đầu thẳng như búp măng mọc đếu tăm tắp. Do đó TÚ 秀 còn có nghĩa là nhiều. Ví dụ như câu nhân tài tú phát (nhân tài xuất hiện nhiều vô kể).



****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******

CHIẾT TỰ CHỮ "HỢP" (合)




Chữ HỢP 合 nghĩa là Hợp lại, gộp lại, hợp lý,.. Có người phân tích chữ 合 bao gồm bộ NHÂN bộ NHẤT và bộ KHẨU tức là nhiều người cùng chung một tiếng nói hay quan điểm thì gọi là HỢP.
Cách giải thích này hợp lý, nhưng trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc chữ hán, HỢP ban sơ có ý nghĩa hơi khác một chút :
Chữ HỢP 合 ban đầu có hình ảnh cái chum, cái vại đang được đậy nắp lại (xem hình ảnh Giáp cốt văn, kim văn, triện văn sẽ thấy rõ). Chúng ta chỉ đậy được nắp lại khi cả nắp và chum cùng kích cỡ và ăn khớp với nhau, giống như ta vẫn nói “ nồi nào vung nấy”, cho nên, 合trước tiên có nghĩa là vừa vặn hay ăn khớp. Mặt khác chum vại dùng để đựng lúa gạo hay nói cách khác là tập hợp chúng lại để dễ bề sử dụng nên cũng có nghĩa là tụ lại, họp lại
Có một câu chuyện vui về chữ HỢP như sau:
Dương Tu là quân sư của Tào Tháo. Rất nhiều lần ông vượt tài chủ mình, khiến Tào tăng trưởng tật đố. Có lần, người ta đem tới tặng cho Tào Tháo một hộp bánh, Tào ăn thử một miếng, khen ngon rồi viết lên trên hộp bánh chữ “一 合 酥” nghĩa là “một hộp bánh“, Dương Tu thấy thế đem bánh ra chia cho lính mỗi người một miếng ăn chơi. Tào Tháo biết thế tức lắm, nhưng vì quý trọng người tài nên hậm hực hỏi Dương Tu sao lại làm vậy? Dương Tu trả lời: “Ôi Chủ Công của tôi ! Ngài viết lên trên hộp bánh là “mỗi người một miếng”, tôi làm sao dám trái lệnh?“. Lý do là trong tiếng Hán, chữ “一 合 酥” ( nhất hợp tô) có thể tách thành “一人一口酥” ( nhất nhân nhất khẩu tô – bỏ cái mũ của chữ 合 xuống thành chữ 人 và chữ 一) có nghĩa là “mỗi người một miếng“. Lúc này Tào đã bắt đầu cảnh giác với Dương Tu.



****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******

CHIẾT TỰ CHỮ "THUẬN" (順)


Chữ THUẬN 順 là chữ hội ý kiêm hình thanh kết cấu trái phải, gồm bộ XUYÊN 川 (sông, dòng nước) và bộ HIỆT 頁 (đầu) tạo thành. Cuộc sống con người ban đầu gắn liền với rừng rú, sông nước. họ quan sát, thử nghiệm và phát hiện được tính chất của sự vật hiện tượng khách quan. Sông thường chảy từ đầu nguồn ra biển, nước xuôi dòng là thuận theo lẽ tự nhiên (cách nhìn nhận này giống như trong cấu tạo chữ pháp 法 sẽ nói trong nột dịp khác ). Do đó, chữ THUẬN 順 vốn được thể hiện bằng hình ảnh nước từ đầu nguồn đổ ra biển, nước xuôi dòng. Sau đó dùng để liên hệ sang các sự vật hiện tượng thiên nhiên và xã hội khác như (mưa thuận gió hòa) (xuôi chèo mát mái) hay (hiếu thuận) THUẬN xét về đạo làm con theo lễ giáo phong kiến là nhất mực nghe lời cha mẹ : “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua bảo bề tôi phải chết mà bề tôi không chết là bất trung,cha bắt con chết mà đứa con không chết là đứa con bất hiếu). Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, cha trước con sau là thuận, lá vàng còn ở trên cây, lá xanh đã rụng về cội là nghịch cảnh.
Về quan điểm giáo dục, người Trung Quốc cũng như người Việt Nam chịu ảnh hưởng của lễ giao phong kiến, Cha mẹ có quyền lực tối cao trong việc giáo dục con cái, những người con lý tưởng trong cách nhìn nhận truyền thống là phải biết hiếu thuận. Cái được gọi là hiếu thuận tức là phải biết nghe theo, tuân thủ một cách vô điều kiện những chỉ giáo của cha mẹ. Những quy ước xã hội với đạo làm con được ghi trong lễ ký là hôn định, thần tỉnh (sắp sếp chỗ nghỉ ngơi cho cha mẹ lúc về chiều và thăm hỏi cha mẹ buổi sáng sớm) hữu ẩn nhi vô phạm (biết che giấu những lỗi cha mẹ mắc, không được phê phán, xúc phạm cha mẹ)… là thể hiện đức hiếu thuận của đạo làm con.
Ngày nay một số quan niệm lễ giáo phong kiến đã lỗi thời, nhiều người cho rằng, trong gia đình, cha mẹ cần để cho con cái một không gian hoạt động và quyền tự quyết về tương lai của mình, không phải bất cứ điều gì cũng do cha mẹ quyết định. Chính vì vậy, đạo làm con nên hiếu thuận hay hiếu kính đang là vấn đề được xã hội quan tâm.



****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******

CHIẾT TỰ CHỮ "QUANG" (光)


Chữ QUANG 光 là một chữ hội ý kết cấu trên dưới, bên trên ⺌ là biến thể của bộ HỎA 火 (ngọn lửa), bên dưới là bộ NHI 儿 (người, đứa trẻ). Tính chất hội ý của chữ QUANG 光 là: một người đang cầm bó đuốc sáng rực trên tay. Chữ QUANG光 khắc họa lại cảnh sống của con người thời nguyên thủy, khi mà khoa học chưa phát triển, khi mà lửa là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu nhất của con người. Chữ QUANG光 từ dạng giáp cốt tới triện văn, đều biểu thị bằng hình một người đang cầm bó đuốc trên tay, hình dạng người đang hơi khom lưng xuống, điều này biểu thị ý nghĩa là đang đi trong hang động, chỗ chật hẹp, nơi thiếu ánh sáng và tối tăm. Con người thời nguyên thủy với nhu cầu tìm chỗ trú ẩn mới bắt buộc họ phải khai phá các hang động khác để mở rộng phạm vi chỗ ở. Đồng thời, mọi sinh hoạt trong gia đình, thị tộc đều cần đến ánh sáng. Lửa giúp xua đuổi thú dữ, làm chín thức ăn và cung cấp ánh sáng cho con người.


****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******

CHIẾT TỰ CHỮ "ĐÁN" (旦)


Chữ ĐÁN 旦 (dàn) là một chữ tượng hình, vẽ lại hình ảnh mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt đất. Nét ngang “一” ở dưới tượng trưng cho mặt đất, giống như trong chữ TAM 三 ba nét tượng trưng cho tam tài gồm trời , con người và đất, nét vẽ dưới cùng biểu trưng cho mặt đất. Mặt trời vừa mới nhú lên biểu thị một ngày mới bắt đầu. Vì vậy, chữ đán có nghĩa là buổi sáng sớm. Ngoài ra, mỗi ngày chỉ có một buổi sáng cho nên chữ 旦 phát triển thêm nghĩa chỉ một ngày. Trường hợp phát triển nghĩa theo dạng này cũng gặp ở chữ “Xuân” và chữ “Thu”. “Xuân”, “Thu” ngoài nghĩa chỉ một mùa trong năm còn có nghĩa là một năm, như trong từ thiên thu (ngàn năm). Sở dĩ có cách gán này là bởi vì mỗi năm chỉ có một mùa thu hay một mùa xuân (mùa xuân , thu chỉ xuất hiện một lần trong năm). Chữ ĐÁN với nghĩa chỉ ngày xuất hiện trong chữ Nguyên đán 元旦 với nghĩa gốc là ngày đầu năm (元 là đầu tiên, 旦 là ngày) sau được dùng làm tên cho tết cổ truyền ở việt nam.

****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******