Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

CHIẾT TỰ CHỮ "VƯƠNG" (王)


Truyện xưa kể rằng, Một hôm vua Càn Long chán cảnh cung cấm đi ra ngoài thành dạo chơi, cũng đi lang thang thế nào mà gặp đám người đang túm tụm bàn bạc hỏi ra mới biết họ đang xem Chiết Tự. Càn Long ta vốn không thích bói toán, thấy trong kinh thành lại có người đang ngồi xem Chiết Tự bụng bảo dạ phen này phải cho lão thầy bói này 1 trận để rồi ra cáo thị dẹp những trò mê tín dị đoan. Nghĩ rồi Càn Long ta rẽ đám đông bước đến trước mặt thầy Chiết Tự. Không nói gì Ngài chỉ cầm que vạch xuống đất 1 vạch rồi bảo thầy Chiết tự xem. Thầy Chiết tự vừa nhìn xuống đất đã mình mẩy run lập cập người toát mồ hôi quỳ ngay xuống đất miệng hô vạn tuế. Càn Long giật mình nâng thầy Chiết tự lên hỏi sao lại nói thế. Thầy Chiết tự lúc đó mới đưa vạt áo lên nói đường mà ngài vạch xuống đất kia chẳng phải là chữ NHẤT đó sao? Càn Long còn đang gật gù thì thầy Chiết tự đã tiếp luôn chữ NHẤT là VƯƠNG bỏ THỔ (一为王除土)。 Ngài đích thị là đương kim hoàng thượng đi vi hành. Càn Long không nói được câu gì thêm mà bỏ đi luôn. . . .
Câu chuyện trên chỉ đơn thuần giúp chúng ta dễ nhớ mặt chữ, còn ý nghĩa thực sự ẩn sau chữ Vương là gì ?
Chữ VƯƠNG 王 là một chữ hội ý, nét sổ ở giũa kết nối ba nét ngang, thứ tự từ trên xuống dưới mỗi nét ngang là biểu trưng lần lượt là thiên, nhân và địa, cũng có nghĩa là kết nối tam tài, gồm thiên tài, địa tài, và nhân tài. Nói cách khác đó là hình ảnh biểu trưng về một con người, trên thông thiên văn , dưới tường địa lý, giữa hiểu việc đời.



*** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.****

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét