Chữ HỢP 合 nghĩa là Hợp lại, gộp lại, hợp lý,.. Có người phân tích chữ 合 bao gồm bộ NHÂN bộ NHẤT và bộ KHẨU tức là nhiều người cùng chung một tiếng nói hay quan điểm thì gọi là HỢP.
Cách giải thích này hợp lý, nhưng trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc chữ hán, HỢP ban sơ có ý nghĩa hơi khác một chút :
Chữ HỢP 合 ban đầu có hình ảnh cái chum, cái vại đang được đậy nắp lại (xem hình ảnh Giáp cốt văn, kim văn, triện văn sẽ thấy rõ). Chúng ta chỉ đậy được nắp lại khi cả nắp và chum cùng kích cỡ và ăn khớp với nhau, giống như ta vẫn nói “ nồi nào vung nấy”, cho nên, 合trước tiên có nghĩa là vừa vặn hay ăn khớp. Mặt khác chum vại dùng để đựng lúa gạo hay nói cách khác là tập hợp chúng lại để dễ bề sử dụng nên cũng có nghĩa là tụ lại, họp lại
Có một câu chuyện vui về chữ HỢP như sau:
Dương Tu là quân sư của Tào Tháo. Rất nhiều lần ông vượt tài chủ mình, khiến Tào tăng trưởng tật đố. Có lần, người ta đem tới tặng cho Tào Tháo một hộp bánh, Tào ăn thử một miếng, khen ngon rồi viết lên trên hộp bánh chữ “一 合 酥” nghĩa là “một hộp bánh“, Dương Tu thấy thế đem bánh ra chia cho lính mỗi người một miếng ăn chơi. Tào Tháo biết thế tức lắm, nhưng vì quý trọng người tài nên hậm hực hỏi Dương Tu sao lại làm vậy? Dương Tu trả lời: “Ôi Chủ Công của tôi ! Ngài viết lên trên hộp bánh là “mỗi người một miếng”, tôi làm sao dám trái lệnh?“. Lý do là trong tiếng Hán, chữ “一 合 酥” ( nhất hợp tô) có thể tách thành “一人一口酥” ( nhất nhân nhất khẩu tô – bỏ cái mũ của chữ 合 xuống thành chữ 人 và chữ 一) có nghĩa là “mỗi người một miếng“. Lúc này Tào đã bắt đầu cảnh giác với Dương Tu.
****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******
Cách giải thích này hợp lý, nhưng trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc chữ hán, HỢP ban sơ có ý nghĩa hơi khác một chút :
Chữ HỢP 合 ban đầu có hình ảnh cái chum, cái vại đang được đậy nắp lại (xem hình ảnh Giáp cốt văn, kim văn, triện văn sẽ thấy rõ). Chúng ta chỉ đậy được nắp lại khi cả nắp và chum cùng kích cỡ và ăn khớp với nhau, giống như ta vẫn nói “ nồi nào vung nấy”, cho nên, 合trước tiên có nghĩa là vừa vặn hay ăn khớp. Mặt khác chum vại dùng để đựng lúa gạo hay nói cách khác là tập hợp chúng lại để dễ bề sử dụng nên cũng có nghĩa là tụ lại, họp lại
Có một câu chuyện vui về chữ HỢP như sau:
Dương Tu là quân sư của Tào Tháo. Rất nhiều lần ông vượt tài chủ mình, khiến Tào tăng trưởng tật đố. Có lần, người ta đem tới tặng cho Tào Tháo một hộp bánh, Tào ăn thử một miếng, khen ngon rồi viết lên trên hộp bánh chữ “一 合 酥” nghĩa là “một hộp bánh“, Dương Tu thấy thế đem bánh ra chia cho lính mỗi người một miếng ăn chơi. Tào Tháo biết thế tức lắm, nhưng vì quý trọng người tài nên hậm hực hỏi Dương Tu sao lại làm vậy? Dương Tu trả lời: “Ôi Chủ Công của tôi ! Ngài viết lên trên hộp bánh là “mỗi người một miếng”, tôi làm sao dám trái lệnh?“. Lý do là trong tiếng Hán, chữ “一 合 酥” ( nhất hợp tô) có thể tách thành “一人一口酥” ( nhất nhân nhất khẩu tô – bỏ cái mũ của chữ 合 xuống thành chữ 人 và chữ 一) có nghĩa là “mỗi người một miếng“. Lúc này Tào đã bắt đầu cảnh giác với Dương Tu.
****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét