Theo
‘Thuyết văn giải tự’: “Thọ, cửu dã”, nghĩa là: “Thọ chính là lâu dài vậy”. Thế
nên khi nói con người thọ nghĩa là sinh mệnh được kéo dài, cũng gọi là trường
thọ.
Bí
quyết để đạt được trường thọ nằm ở ngay cách viết chữ Thọ này. Chiết tự chữ Thọ
(壽) là: Sỹ Nhất Công Nhất Thốn Khẩu (士一工一寸口), nghĩa là kẻ sỹ (士) có trí tuệ, tri thức lý
trí hiểu đạo lý quy luật tự nhiên, một mặt (一) làm việc (工), cống hiến cho nhân
quần cho xã hội, một mặt (一) tu tốt cái miệng của
mình (口), ăn uống, nói năng có
chừng mực (寸), bởi vì “Bệnh theo
miệng mà vào, họa theo miệng mà ra”.
Khổng
Tử cũng nói: “Trí giả lạc, nhân giả thọ”, nghĩa là: người có trí tuệ thì
vui vẻ,
người có lòng nhân thì trường thọ.
Sau khi
Trương Tam Phong, ông tổ phái Võ Đang đắc Đạo thành Tiên, cả 2 hoàng đế nhà
Minh là Chu Nguyên Chương và sau đó là Chu Đệ đều tìm ông cầu phép trường sinh
nhưng không gặp, ông chỉ để lại bài thơ có 2 câu cuối như sau:
“Dám
đem lời mọn phiền Thánh đế,
Thanh
tâm quả dục phép trường sinh”.
Thế nên
với người thường, chỉ cần giảm bớt dục vọng, nhân ái bao dung với mọi người thì
cũng đã có thể kéo dài tuổi thọ rồi.
Còn để đạt tới mức ‘thọ
cùng trời đất’ thì một người ắt phải tu luyện. Trong Hán thư có viết: “Nếu đại vương thành tâm chú ý như thế, thì
tâm đại vương sẽ có chí của vua Nghiêu Thuấn, thân thể của đại vương sẽ có tuổi
thọ của Chân nhân Tùng Kiều”. Tùng Kiều ở đây là Xích Tùng Tử và Vương Tử
Kiều, là hai người tu đắc Đạo thành Tiên. Bản thân vua Nghiêu cũng bái Doãn Thọ
làm thầy, sau này nhường ngôi cho vua Thuấn để vào núi tu đạo.****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét