Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019
CHIẾT TỰ CHỮ "DÂN" (民)
Chữ DÂN (民) là một chữ tượng hình, phần trên là hình một con mắt phần dưới là hình cái dùi đục. Chữ DÂN (民) đã tái hiện lại một cách đơn giản nhất mà cũng đầy đủ nhất về hình thức sử dụng nô lệ theo kiểu bóc lột, cưỡng bức như một công cụ đơn thuần của chủ nô. Sử sách cũng ghi chép về hình thức bóc lột nô lệ đến dã man, tàn bạo này của giai cấp thống trị. Để tiện cho việc cai trị và sử dụng nô lệ, đồng thời để dễ dàng phân biệt giữa nô lệ và chủ nô, tất cả những người bị bắt về làm nô lệ đầu tiên đều bị chủ nô dùng dùi đục khoét mù một mắt. Con mắt, bàn tay, khối óc của con người luôn được coi là biếu tượng về trí thông minh, sáng tạo, sự khéo léo trong việc cải tạo xã hội và làm chủ thế giới. Vậy mà mọi nô lệ đều mặc nhiên nhiên bị cướp mất con mắt bên trái. Mất con mắt trái là tiêu chí để phân biệt giữa nô lộ và chủ nô. Từ nghĩa là nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, “Dân” chuyển thành nghĩa chỉ tất những người không thuộc tầng lớp thống trị Phong kiến. Do đó, dân đồng nghĩa với bị trị. Trong xã hội cũ, trừ vua chúa, quan lại, quý tộc ra, trí thức, nông dân, công nhân, thương nhân đều được gọi chung bằng một danh từ là “tứ dân”.. Tứ dân gồm sĩ, nông, công, thương. Trong bốn hoạt động cơ bản, bốn ngành nghề trong xã hội cũng là lực lượng trực tiếp tạo ra mọi thành quả của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế. Trong cuốn "Từ chữ nhân", Tiêu Khởi Hồng căn cứ vào Kim văn, giải thích rằng,‘chữ Dân là hình tượng người lao động dùng mắt quan sát mầm chồi hoa màu mới nảy’. Chứng tỏ người dân quanh năm với việc trồng cấy họ luôn quan tâm đến thành quả lao động, lừ lúc gieo mầm đến khi thu hoạch. Vốn là một nước nông nghiệp là chính, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai, no ấm đã từng là ưóc vọng ngàn đời của Người dân Trung Quốc. Cái lẽ “quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên”(Nước lấy dân làm gốc, dân lấy cái ăn làm đầu) cũng xuất phát từ lẽ đó.
Trong tiếng Hán cổ đại, có sự phân biệt giữa nhân và dân, Nhân là chỉ tầng lớp quý tộc, thượng lưu, có vị thế xã hội, còn dân chỉ dân đen. Đến xã hội hiện đại, người ta chủ trương xoá bỏ giai cấp, đề xướng bình đẳng, bác ái nên mới có từ ghép nhân dân chỉ chung cho mọi quần chúng trong xã hội.
****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét