Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

CHIẾT TỰ CHỮ "ĐÔNG"(東)


 Về cấu tạo chữ có hai thuyết chính, quan điểm thứ nhất cho rằng : Nhìn vào chữ “Đông” ( – phương đông) sẽ thấy đó là sự kết hợp của chữ “Nhật” ( – mặt trời) và “Mộc” ( – cây cối). Trung Quốc nằm ở phương đông trên bản đồ thế giới, vào thời cổ đại được gọi là Đông thổ. Thuở đương sơ khi Thần tạo ra chữ viết, thì chữ tượng hình đã miêu tả một phương Đông rất tươi đẹp: có những thảm thực vật tươi tốt (Mộc – ) và ở nơi mặt trời mọc (Nhật – ). Vì có ánh nắng mặt trời lại có thảm thực vật nên tất nhiên sẽ là nơi bừng bừng sinh khí, muôn loài tốt tươi. Đó chính là ý nghĩa của chữ “Đông” ().Quan điểm thứ hai cho rằng : Chữ 東 mô tả một gói đồ của một người sắp lên đường (xem cổ văn). Vì Trung Quốc cổ đại không có điện, với mục đích tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên, người đi thường lên đường vào sáng sớm khi mặt trời vừa mọc từ hướng đông, nên hình ảnh của một gói đồ được sử dụng để thể hiện ý nghĩa là hướng phía đông. Mặt khác, quan điểm trên còn được củng cố bởi chữ có cùng nguồn gốc với chữ thúc () (có nghĩa là ràng buộc hoặc bó, ước thúc).
    Căn cứ vào cổ văn thì quan điểm thứ hai về nguồn gốc chữ được nhiều người chấp nhận và đồng tình hơn so với quan điểm thứ nhất. Chữ ngoài nghĩa là hướng đông cũng có ý nghĩa chủ (như trong từ cổ đông, phòng đông,…) vì tầm quan trọng của mặt trời đối với con người và vạn vật.



****** Nội dung bài viết được trích xuất từ Ebook BÍ QUYẾT CHIẾT TỰ CHỮ HÁN, tài liệu do nhóm quản trị fanpage https://www.facebook.com/vuihocchuhan/ biên soạn. Bạn nào cần mua tài liệu dạng này xin inbox fanpage hoặc zalo 0974922282.*******

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét